Có người rủ tôi quay về thăm lại tuổi thơ. Tôi chẳng hiểu bây giờ về nơi ấy để làm gì, nên bèn nói: Nếu được cùng bạn trở về cái thuở xa rồi, thì mình chỉ biết mỗi việc ngồi ngắm trăng hay bắn bi như hồi còn nhỏ. Nghe xong bạn tôi phì cười, giả như tôi vừa từ trên trời rơi xuống!
Bẵng đi mấy hôm mới phát hiện ra rằng, ở đó tôi có nhiều thứ để nhớ và chiêm nghiệm lắm. Đặc biệt, tôi có người mẹ kính yêu của tôi.
Mẹ không sánh bằng những bà mẹ khác cùng trang lứa ở trên phố tỉnh. Mẹ không đẹp, ắt hẳn là chưa bao giờ giàu. Nhưng mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất của tôi trên cõi đời này.
Hồi lên năm tôi bị bệnh thương hàn. Thời đó ở quê mình còn lạc hậu, nghèo nàn, thương hàn đã cướp đi rất nhiều phần số. Mẹ đã ở bên và chăm sóc suốt ngày đêm, bón từng miếng nước, muỗng cháo, các thứ thuốc đắng chát vào cái miệng nho nhỏ, nóng hừng hực và bỏng rát của tôi. Nhờ thế mà tôi qua cơn bạo bệnh. Ngày tôi khỏe hẳn mẹ rất vui như nhận được món quà quý giá từ cõi vô biên, dù đó cũng là lúc mẹ quỵ xuống vì kiệt sức.
Chiến tranh ác liệt đi dài theo những tháng năm sau cuối của thập niên 60, quét lên nhiều vùng quê cằn cỗi Trung phần. Tôi theo cha trốn chạy. Vượt qua những trận càn, những thảm đại bác, những lần mưa bom, qua tiếng đạn réo tưởng chừng như đang trong một cơn hủy diệt.
Những ngày vắng cha, mẹ đảm đương tất cả, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn nhất mà thường chỉ có cánh đàn ông gánh vác.
Ngày im tiếng súng cha dắt tôi ngược về nơi thân yêu của mình, với vết thương ở trán mà đến khi ông mất mảnh bom vẫn còn nằm sâu dưới lớp da cháy nắng đến khô sờn, queo quắt của ông. Ngày ấy mẹ đã khóc hết nước mắt. Mẹ khóc không phải mẹ đã chịu khổ cực, mất mát mà vì mẹ sung sướng còn có dịp nhìn thấy cha và tôi.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972 huyện quê mình được giải phóng, tôi không thể tiếp tục nhiệm vụ trò ngoan ở ngôi trường đổ nát và thiếu thầy cô. Mẹ một mực, khăng khăng đòi cha phải kiếm đường cho tôi học. Mẹ đã mang phần lớn tài sản dành dụm được trong đời bà, gói ghém cẩn thận đưa cho cha và nói: Hãy làm tất cả những gì có thể cho nó. Đêm hôm ấy thấy cha suy nghĩ rất lung và sáng sau ông đi tìm một người dắt tôi ra Đà Nẵng thuê tàu cho tôi vào Qui Nhơn nương nhờ nhà người thân. Ba năm cấp 2 của tôi may mắn có được là vậy đấy.
Trước ngày giải phóng Qui Nhơn, mẹ lại một phen khóc suốt. Bà nghe quân giải phóng đã đánh chiếm được nhiều căn cứ của quân đội Sài Gòn trên Tây Nguyên và sắp tràn xuống duyên hải. Thế là bà cho 2 chị dắt tôi lánh vào Đá Bạc - Cam Ranh để tránh nguy cơ súng đạn.
Sau đó không lâu, Qui Nhơn thất thủ với bao nhiêu sinh mạng mà sau này tôi nghe kể lại, là nằm ngổn ngang khắp bãi biển cùng với phương tiện chiến tranh cả trên bờ lẫn dưới nước.
Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tôi quay về với mẹ và tiếp tục con đường mà mẹ đã dọn sẵn: Học!
Tôi đã cố gắng và cố gắng rất nhiều ở tuổi học trò và đã không phụ lòng mẹ mong.
Giờ đây ở tuổi 94. Qua bao thăng trầm, gian lao vì con, qua mấy lần tai nạn do tuổi già, mẹ lại nằm một chỗ trên cái giường của chính mình ngày xưa, như một định mệnh của đời người: Sinh, lão, bệnh... và có lẽ chỉ còn mỗi bước cuối cùng mẹ đang đấu tranh vì nó.
Trong cái thân hình tiều tụy, bất động, tinh thần không còn minh mẫn, mẹ vẫn gắng gượng nở nụ cười héo úa, cầm tay tôi lắc lắc mỗi khi tôi về thăm bà gần đây. Mấy tiếng thì thầm, rạn vỡ, nhoè nhoẹt như vọng ra từ cổ tích xa xăm: Con đấy à! Vợ con và sắp nhỏ có khỏe không? Gia đình có hạnh phúc không? Khi về hãy nói với chúng rằng mẹ và bà rất nhớ...
Mấy ngày sau xách ba lô từ biệt, trở về mái ấm của mình nơi Sài Gòn hoa lệ, trong đôi mắt mẹ hiện lên cả một miền mênh mông buồn, như muốn nhắn nhủ với tôi rằng: Hãy cố gắng sống tốt, khỏe, vui như mẹ từng ao ước.
Người ta nói: Mẹ là dòng suối dịu hiền, là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao, là ánh đuốc trong đêm lạc lối... là lọn mía ngọt ngào, là nải chuối, buồng cau, là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời...(*)
Còn với tôi, các bạn biết không. Mẹ là tất cả!
(*): Đoản văn: Thích Nhất Hạnh. Phổ nhạc: Phạm Thế Mỹ
Sài Gòn: Ngày 28 tháng 08 năm 2015
Bẵng đi mấy hôm mới phát hiện ra rằng, ở đó tôi có nhiều thứ để nhớ và chiêm nghiệm lắm. Đặc biệt, tôi có người mẹ kính yêu của tôi.
Mẹ không sánh bằng những bà mẹ khác cùng trang lứa ở trên phố tỉnh. Mẹ không đẹp, ắt hẳn là chưa bao giờ giàu. Nhưng mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất của tôi trên cõi đời này.
Hồi lên năm tôi bị bệnh thương hàn. Thời đó ở quê mình còn lạc hậu, nghèo nàn, thương hàn đã cướp đi rất nhiều phần số. Mẹ đã ở bên và chăm sóc suốt ngày đêm, bón từng miếng nước, muỗng cháo, các thứ thuốc đắng chát vào cái miệng nho nhỏ, nóng hừng hực và bỏng rát của tôi. Nhờ thế mà tôi qua cơn bạo bệnh. Ngày tôi khỏe hẳn mẹ rất vui như nhận được món quà quý giá từ cõi vô biên, dù đó cũng là lúc mẹ quỵ xuống vì kiệt sức.
Chiến tranh ác liệt đi dài theo những tháng năm sau cuối của thập niên 60, quét lên nhiều vùng quê cằn cỗi Trung phần. Tôi theo cha trốn chạy. Vượt qua những trận càn, những thảm đại bác, những lần mưa bom, qua tiếng đạn réo tưởng chừng như đang trong một cơn hủy diệt.
Những ngày vắng cha, mẹ đảm đương tất cả, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn nhất mà thường chỉ có cánh đàn ông gánh vác.
Ngày im tiếng súng cha dắt tôi ngược về nơi thân yêu của mình, với vết thương ở trán mà đến khi ông mất mảnh bom vẫn còn nằm sâu dưới lớp da cháy nắng đến khô sờn, queo quắt của ông. Ngày ấy mẹ đã khóc hết nước mắt. Mẹ khóc không phải mẹ đã chịu khổ cực, mất mát mà vì mẹ sung sướng còn có dịp nhìn thấy cha và tôi.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972 huyện quê mình được giải phóng, tôi không thể tiếp tục nhiệm vụ trò ngoan ở ngôi trường đổ nát và thiếu thầy cô. Mẹ một mực, khăng khăng đòi cha phải kiếm đường cho tôi học. Mẹ đã mang phần lớn tài sản dành dụm được trong đời bà, gói ghém cẩn thận đưa cho cha và nói: Hãy làm tất cả những gì có thể cho nó. Đêm hôm ấy thấy cha suy nghĩ rất lung và sáng sau ông đi tìm một người dắt tôi ra Đà Nẵng thuê tàu cho tôi vào Qui Nhơn nương nhờ nhà người thân. Ba năm cấp 2 của tôi may mắn có được là vậy đấy.
Trước ngày giải phóng Qui Nhơn, mẹ lại một phen khóc suốt. Bà nghe quân giải phóng đã đánh chiếm được nhiều căn cứ của quân đội Sài Gòn trên Tây Nguyên và sắp tràn xuống duyên hải. Thế là bà cho 2 chị dắt tôi lánh vào Đá Bạc - Cam Ranh để tránh nguy cơ súng đạn.
Sau đó không lâu, Qui Nhơn thất thủ với bao nhiêu sinh mạng mà sau này tôi nghe kể lại, là nằm ngổn ngang khắp bãi biển cùng với phương tiện chiến tranh cả trên bờ lẫn dưới nước.
Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tôi quay về với mẹ và tiếp tục con đường mà mẹ đã dọn sẵn: Học!
Tôi đã cố gắng và cố gắng rất nhiều ở tuổi học trò và đã không phụ lòng mẹ mong.
Giờ đây ở tuổi 94. Qua bao thăng trầm, gian lao vì con, qua mấy lần tai nạn do tuổi già, mẹ lại nằm một chỗ trên cái giường của chính mình ngày xưa, như một định mệnh của đời người: Sinh, lão, bệnh... và có lẽ chỉ còn mỗi bước cuối cùng mẹ đang đấu tranh vì nó.
Trong cái thân hình tiều tụy, bất động, tinh thần không còn minh mẫn, mẹ vẫn gắng gượng nở nụ cười héo úa, cầm tay tôi lắc lắc mỗi khi tôi về thăm bà gần đây. Mấy tiếng thì thầm, rạn vỡ, nhoè nhoẹt như vọng ra từ cổ tích xa xăm: Con đấy à! Vợ con và sắp nhỏ có khỏe không? Gia đình có hạnh phúc không? Khi về hãy nói với chúng rằng mẹ và bà rất nhớ...
Mấy ngày sau xách ba lô từ biệt, trở về mái ấm của mình nơi Sài Gòn hoa lệ, trong đôi mắt mẹ hiện lên cả một miền mênh mông buồn, như muốn nhắn nhủ với tôi rằng: Hãy cố gắng sống tốt, khỏe, vui như mẹ từng ao ước.
Người ta nói: Mẹ là dòng suối dịu hiền, là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao, là ánh đuốc trong đêm lạc lối... là lọn mía ngọt ngào, là nải chuối, buồng cau, là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời...(*)
Còn với tôi, các bạn biết không. Mẹ là tất cả!
(*): Đoản văn: Thích Nhất Hạnh. Phổ nhạc: Phạm Thế Mỹ
Sài Gòn: Ngày 28 tháng 08 năm 2015
Chúc anh trai ngày mới bình an
Trả lờiXóaMùa vu lan đến ngập tràn yêu thương
http://i1190.photobucket.com/albums/z443/bulgaria1976/Le%20hoi/Vulan.png
Anh chỉ nhớ tháng này là mùa vu lan do lang thang trên facebook, mà quên mất hôm nay đã là rằm tháng bảy rồi. Buồn ghê.
XóaCám ơn Bạch Dương ghé nhà và chúc mừng nhé.
mẹ là tất cả
XóaMẸ LÚC NÀO CŨNG TUYỆT VỜI ANH THU À
Trả lờiXóaCHÚC ANH VU LAN AN LÀNH.MẾN
Với Nguyễn Thu, mẹ là số 1 anh à. Biết bao những tình cảm mà mẹ dành cho mình và không bao giờ tình toán.
XóaCám ơn anh.
mẹ luôn là người tuyệt vời nhất
XóaMùa Vu lan đến chúc anh Thu an lành hạnh phúc tran ngập yeu thương anh Thu nhé!
Trả lờiXóaHi, anh nhận ngay đây. Kính chúc mẹ mọi sự an lành.
XóaLâu rồi mới đc đọc văn anh. Nghe hiền và thiệt thà,tìn cảm mộc mạc quá. Mẹ lơn tuổi hơn bà nội em nữa. Thui, khi nào tranh thủ về thăm mẹ đc thì về anh hén.
Trả lờiXóaMong mẹ sống vui khỏe cùng gia đình mình.
Công việc bớt bận chưa anh ui ?
Dạo này anh khô cằn như sỏi, chẳng viết được cái gì cho ra hồn. cọng thêm bận bịu, mệt mỏi. Hu.
XóaAnh không có tài viết văn, thể như em. Anh chỉ mài mòn chút ít bằng các tản văn nho nhỏ thôi. Miễn sao anh cảm thấy tự hài lòng là được.
Cám ơn lời chúc tốt đẹp, anh nghĩ nó cũng là cầu chúc cho tất cả những bà mẹ trên đời.
ND sang thăm,chúc anh cùng gia đình vui và hạnh phúc trọn mùa Vu Lan anh NT hén.
Trả lờiXóaRất vui. Nguyễn Thu cũng xin cầu chúc tất cả các bà mẹ luôn hạnh phúc và sức khỏe.
Xóamẹ là tất cả
XóaEm sang thăm anh. Cầu chúc cho Mẹ của anh luôn vui vẻ và hạnh phúc trong tình yêu của con cháu nhé !
Trả lờiXóaAnh cám ơn Hương Phù Sa nhiều, thật nhiều. HPS cũng vậy nhé.
XóaDạo này cái lười biếng lên mạng của NT lây sang cho Giáo rùi thì phải! Vậy là đổ hết tội cho anh 6 lãnh đủ, hehe...
Trả lờiXóaRất hay là anh vẫn còn có mẹ, còn có chốn để quay về. Có những người xa quê, ko còn ba mẹ, họ có quay về thì cũng mang cảm giác cô đơn như chim nhạn lạc bầy, của một kẻ lang thang. Có lẽ vì vậy nên mẹ là biểu tượng của quê hương trong đa số các tác phẩm văn học.
Cầu chúc mẹ anh sống vượt qua con số 100 tròn vẹn để niềm vui trong lòng NT vẹn tròn hơn!
Hì. Giáo đổ tội anh quá. Thiệt ra anh đang tức tối cho mấy người viết văn hay như Giáo chẳng hạn. Mấy ngày nay đang luyện viết, anh mơ trở thành tiểu thuyết gia hạng nặng mà không biết có được không. Gì chứ làm nhà văn anh vẫn thích hơn làm nhà thơ. Nhà văn chửi sướng miệng hơn. Hihi...
XóaAnh vừa hoàn thành một tác phẩm để đời ( đời anh thôi ). Nay mai se đăng, Giáo nhảy vô hùa cho anh bay nhé. Đùa thôi, góp ý nha.
Cũng cảm ơn Giáo có lời tốt đẹp với anh và mẹ anh.
Anh Thu ơi HQ chạy qua thăm anh Thu đọc thơ xong rồi dìa hihihihi......chúc anh thật ngon giấc ...
Trả lờiXóaVậy là nh cảm ơn Hương Quê. Làm thơ mà có người đọc là mê lắm rồi, cầu gì hơn. Hihi... Vui nhiều nhé.
Xóabài viết hay và ấn tượng lắm anh ạ
Trả lờiXóachúc anh và mẹ anh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và niềm vui ạ
Anh cảm ơn Niềm Tin nhiều. Mùa Vu lan dẫn anh vey với ngày xưa. Thật tuyệt khi còn thấy mẹ mình ở đó với bao nhiêu là thương yêu. Hạnh phúc vì đã được vậy.
XóaÀ, hình ảnh tuổi thơ đôi khi lại rất sống thực trong ta,
Trả lờiXóatôi thích tuổi thơ hơn thích tuổi bây giờ rất rất nhiều! (cười),
bạn NT à. TM.
Dạ, tuổi thơ còn lớn nên thích, khi già như anh và Thu thì không còn trẻ nữa nên rất sợ.
XóaTuổi thơ không phải lo lắng, tuổi gia lắm điều phải làm và làm thi thường là cực khổ nên buồn
Phải vậy không anh.
Dạ, tuổi thơ còn lớn nên thích, khi già như anh và Thu thì không còn trẻ nữa nên rất sợ.
XóaTuổi thơ không phải lo lắng, tuổi gia lắm điều phải làm và làm thi thường là cực khổ nên buồn
Phải vậy không anh.
Câu chuyện của bạn cảm động quá
Trả lờiXóaMình cảm ơn Anh Nguyên nhiều.
XóaMình cảm ơn Anh Nguyên nhiều.
XóaDạo này em cũng hay nghĩ về quê hương & nhớ tuổi thơ có lẽ là biểu hiện của bệnh già anh ạ.. hiiiiii.......
Trả lờiXóaTHĂM ANH THU CHÚC ANH LUÔN VUI, KHỎE NHÉ!.....
Có khi không phải do già lão, mà có thể là do tư cách con người mình thay đổi. Một vài yếu tố nào đấy có thể thay đổi cả tâm hồn.
XóaCó khi không phải do già lão, mà có thể là do tư cách con người mình thay đổi. Một vài yếu tố nào đấy có thể thay đổi cả tâm hồn.
Xóa